Lý thuyết ichimoku kinko hyo cổ điển gồm có 3 phần: luận không gian và thời gian, luận dao động sóng và luận về đo lường giá trị
Trong Ichimoku có 3 lý
thuyết là phần cốt lõi của nó.
+ Luận không gian và thời gian.
+ Luận dao động sóng.
+ Luận về đo lường giá trị.
Trong đó:
+ Luận dao động sóng.
+ Luận về đo lường giá trị.
Trong đó:
+ Luận về không gian –
thời gian là phức tạp nhất, khó hiểu nhất và các con số là bí ẩn nhất.
+ Luận về dao động sóng
là có thể nhìn được bằng mắt thường nhưng lại rắc rối nhất.
+ Luận về đo lường giá
trị thì hấp dẫn nhất và đòi hỏi kỹ thuật tính toán.
1. Luận về không gian – thời gian
+ Con số cơ bản:
Hosoda đã dành 4,5 năm
trời để nghiên cứu về các con số. Bởi vì vào thời đó, máy tính chưa được phổ biến
cho nên việc tính toán hết sức khó khăn. Ông đã huy động hơn 2,000 sinh viên để
ngồi tính toán. Một công việc hết sức vất vả. Cuối cùng ông cũng tìm ra được 3
con số cơ bản mà không chỉ quan trọng trong Ichimoku mà còn có ý nghĩa ngoài đời
thực nữa.
Có 3 con số mà ông xem
như là cơ bản. Đó là 9; 17; 26.
Các con số này đã giải
thích lý do tại sao Tenkan, Kijun được ấn định là 9 khoảng và 26 khoảng,
còn cái việc xem con số 9 và 26 như là ngày giao dịch ở Nhật Bản lúc đó là hoàn
toàn sai bét.
Vậy điều này có ý nghĩa
gì? Với những ai đang hỏi câu này, hiện tại đang điều chỉnh cài đặt thông số
chuẩn thì nên cân nhắc lại và tốt hơn hết là đừng bao giờ chỉnh sửa lại các
thông số đó ( 9,26,52). Đây là 1 lời khuyên chân thành.
+ 10 con số
Mặc dù có 3 con số cơ bản
nhưng có tất cả là 10 con số - và các con số này được tổng hợp nên từ các con số
cơ bản cả. Chúng được liệt kê : 9; 17; 26; 33; 42; 65; 76; 129; 172; 200~257.
Đây là các con số mà có khả năng gây đảo chiều cho thị trường.
Bây giờ hãy làm phép
tính toán nhanh :
17 = 9 + 9 -1
26 = 9 + 17
33 = 17 + 17 – 1
42 = 33 + 9
65 = 33 + 33 – 1
76 = 33 + 42 + 1
129 = 65 + 65 -1
172 = 129 + 42 – 1
200 = 172 + 26 + 2
257 = 129 + 129 – 1
Công thức tính quy luật
các con số: 9 x n – (n-1) = 9 + [8 x ( n-1)]
Trong đó, 9 là con số
cơ bản.
n là chu kỳ ( n =
1,2,3,4,……)
8 là con số độ lệch
pha. Tức con số Ichimoku hơn nhau 8 đơn vị.
Ví dụ 1:
Áp dụng công thức : 17
= 9 x 2 – (2-1) = 9 + [8 x ( 2 – 1)].
25 = 9 x 3 – (3-1) = 9 + [8 x ( 3 – 1)].
Tương tự tính như vậy
cho đến con số Ichimoku cuối cùng là 257.
Con số Ichimoku : 25 –
17 = 8, 33 – 25 = 8
Suy ra ta có thể tính
toán được con số sau 65 là 73 ( 65 + 8 = 73), sau 73 là 81 ( 73 + 8 = 81), sau
81 là 89 ( 81 + 8 = 89),…..
Chú ý : có 1 cái
tên dành cho 3 con số cơ bản, đó là :
9 – 1 đoạn
17 – 2 đoạn
26 – 1 khoảng
Luận về không
gian - thời gian nên được kết hợp với 2 cái luận còn lại, tức là luận về sóng
và luận về giá.Tất cả các con số trên chính là con số mà theo Hosoda là có khả
năng xảy ra đảo chiều nhất. Giá có xu hướng phản ứng lại rất mạnh xung quanh những
con số này. Tuy nhiên, đây là thị trường và không có cái gì là cố định cả - cho
nên đừng quá cứng nhắc vào các con số đó 1 cách rập khuôn. Hãy tương đối nó để
xem như là xác suất giá sẽ đảo chiều hay hồi lại nhất vào các con số đó mà
thôi.
Ứng dụng
luận không gian – thời gian vào phân tích.
Biều đồ vàng hàng ngày
(22/2)
Nguyên
tắc:
- Hãy bắt đầu từ đỉnh (mức cao nhất) đến đáy (mức thấp nhất) – tức chọn ngày tạo đỉnh (ở trên
là đỉnh ngày 5/10/2017) và tạo đáy là ngày 20/2/2018).
Bắt đầu đếm nến như sau
:
+ Đo từ đỉnh
đến đáy: ta có 6 đỉnh từ cao đến thấp trong khoảng thời gian 5/10/17 –
20/2/18.
Từ ngày 5/10/17 –
20/2/18 : 97 cây nến.
Từ ngày 26/11/17 –
20/2/18 : 61 cây nến.
Từ ngày 12/12/17 – 20/2/18 : 49 cây nến.
Từ ngày 2/1/18 –
20/2/18 : 36 cây nến.
Từ ngày 22/1/18 –
20/2/18 : 21 cây nến.
Từ ngày 7/2/18 –
20/2/18 : 9 cây nến.
+ Đo từ đáy đến đáy:
ta cũng có 6 đáy trong khoảng thời gian 5/10/17 – 20/2/18
Từ ngày 5/11/17 –
20/2/18: 76 cây nến.
Từ ngày 16/11/17 –
20/2/18 : 65 cây nến.
Từ ngày 5/12/17 –
20/2/18: 51 cây nến.
Từ ngày 20/12/17 –
20/2/18 : 42 cây nến.
Từ ngày 4/1/18 –
20/2/18 : 33 cây nến.
Từ ngày 28/1/18 –
20/2/18 : 17 cây nến.
Sau khi đếm được tổng cộng
6 đỉnh và 6 đáy sẽ hình thành trong tương lai. Ta sẽ lấy ngày tạo đáy, tức
20/2/18 làm ngày đối xứng.
CHÚ Ý : CHÚNG
TA CHỈ TÍNH NGÀY TẠO ĐÁY TRONG TƯƠNG LAI DỰA THEO NGUYÊN TẮC CHU KỲ THỜI GIAN
ĐƯỢC ĐO TỪ ĐÁY ĐẾN ĐÁY ( BỞI VÌ ĐÁY ỔN ĐỊNH VÀ ÍT BIẾN ĐỘNG HƠN ĐỈNH NÊN ĐO TỪ
ĐÁY ĐẾN ĐÁY SẼ CHÍNH XÁC HƠN).
Ta có, ngày tạo đáy
trong tương lai lần lượt như sau :
28/1/18 --------17-------20/2/18-----17--------15/3/18
4/1/18 ---------
33-------20/2/18------33-----------5/4/18
20/12/17-------
42-----20/2/18--------42--------------18/4/18
5/12/17---------51------20/2/18-------51--------------------3/5/18
16/11/17--------65----
-20/2/18------65-------------------------23/5/18
5/11/17 --------76-------20/2/18------76--------------------------------28/6/18.
Cuối cùng, ta nối lại sẽ
được 2 đoạn sóng như trong hình vẽ ở biểu đồ dưới. Lưu ý, 2 đoạn sóng đó là 2
trường hợp sẽ xảy ra trong tương lai – sóng đó là sóng chu kỳ - thời gian chứ
không phải là sóng của giá. Tuỳ theo tình hình thị trường để chúng ta điều chỉnh
sao cho phù hợp với xu hướng. Như vậy, ta sẽ biết được xu hướng giá sắp tới và
thời gian xảy ra trong tương lai.
Nhìn vào hình vẽ sóng
thì rất có thể vàng vẫn đang trong 1 xu hướng giảm. Và xu hướng này sẽ kéo dài
đến cuối tháng 4 – và giữa tháng năm. Lúc đó, giá mới có thể phá mây để hình
thành 1 uptrend. Vì vậy, từ đây đến khoảng thời gian đến đó, dự đoán vàng sẽ tiếp
tục giảm mạnh xuống mốc 1525 – 1500. Đây có thể xem như là đáy của vàng. Thời
điểm để BUY vàng tốt hơn hết là từ 6 – 25/3. Sau đó thoát lệnh bởi rất có thể
nó sẽ giảm sâu vào tháng 4.
HÃY NHỚ:
- NGÀY
TẠO ĐÁY HOẶC ĐỈNH ĐỀU SAI LỆCH TỐI ĐA 8 CÂY NẾN TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĐỘ LỆCH
PHA LÀ 8 VÀ TỐI THIỂU LÀ 1 -2 CÂY NẾN.
- KHI
TÍNH NGÀY SẼ KHÔNG TÍNH 2 NGÀY THỨ 7 VÀ CHỦ NHẬT BỞI VÌ THỊ TRƯỜNG KHÔNG GIAO DỊCH
2 NGÀY ĐÓ.
Ví dụ 2:
Về ngày đối xứng giữa các điểm (ngày) đỉnh/đáy. Các ngày tạo
đáy/đỉnh trong quá khứ sẽ được lấy đối xứng để dự đoán ngày tạo đỉnh/đáy trong
tương lai thông qua 1 trục đối xứng ở hiện tại.
+ Con số bằng nhau:
Trong trường hợp thị
trường không tuân theo duy luật của các con số cơ bản thì ông Hosoda đưa ra lời
đề nghị hãy dùng các con số bằng nhau. Nếu xét thấy chu kỳ giữa các con sóng =
nhau thì ta có thể suy luận ra được chu kỳ tiếp theo. Ví dụ như hình dưới đây:
Để ý thấy các chu kỳ của
gold đều tuân theo con số 53- 54 nên từ đây chúng ta cũng có thể suy luận được
chu kỳ tiếp theo cũng sẽ diễn ra 53- 54 phiên.
2. Luận về dao động sóng
Biến động sóng
cơ bản:
Có 3 con sóng cơ bản
a. Sóng I
b. Sóng V
c. Sóng N
Trong đó, Sóng I là 1
chân, sóng V là 2 chân và sóng N là 3 chân.
Hãy xem hình dưới đây:
+ Biến động I: là biến
động sơ cấp tức là xu hướng chính
+ Biến động V : chỉ là
biến động thứ cấp tức là độ hồi lại của giá.
+ Biến động N : là biến
động tăng tốc cho xu hướng của biến động chính (biến động I).
Hình này mô tả biến động
của giá kết hợp với các con số cơ bản trong Ichimoku. Có 3 giai đoạn:
+ Biến động chính xảy
ra đầu tiên vào 9 phiên đầu ( tương đương với sóng I).
+ Sau đó hồi lại khoảng
phiên thứ 17 ( sóng V).
+ Tăng tốc theo xu hướng
chính trước đó để tạo thành sóng N vào phiên thứ 26.
Biến động sóng
trung gian:
+ Sóng Y : Để
nhận diện ra sóng Y là khi 2 đường Kijun phẳng và Senkou Span B phẳng (mây
phẳng) gần như trùng nhau tạo nên 1 đường thẳng nằm ngang. Khi đó, giá dao động
rất mạnh với biên độ lớn xung quanh đường thằng này. Và thông thường,
sau con sóng Y này là 1 xu hướng tăng.
+ Sóng P : tương tự như
sóng Y…Nhưng có khác 1 chút xíu đó là : các đáy và đỉnh sau đều thấp hơn đáy/đỉnh
ở trước đó. Xu hướng theo sau con sóng P này, tuỳ thuộc vào giá phá vỡ mức cản
trên hay dưới.
3. Luận về đo giá trị
+ Công thức dành cho
Bull – Mô hình tăng
+ Công thức dành cho
Bear – Mô hình giảm
LƯU Ý:
- 4 công thức trên được
áp dụng dựa vào độ dốc hay thoải của AB (nghiêng bao nhiêu độ) và khoảng BC tức
là độ hồi lại của C là bao nhiêu %? Khi xác định độ hồi của C nằm ở khoảng nào
thì ta áp dụng công thức đó để tính toán. Nên nhớ tỷ lệ của Ichimoku là 0.25,
0.5, 0.65, 0.75, 0.8, 0.85. Khác với tỷ lệ Fibonancy. Ví dụ, khi ta thấy
đoạn AB rất dốc và độ hồi lại của C xuống sâu khoảng 0.25 thì hãy áp dụng công
thức tính V.
- Ta sẽ chia ra các mức
“ ngắm bắn” thành 4 khoảng tương đương với mức độ tăng dần:
+ Mục tiêu NT là thấp
nhất: Kí hiệu D0 ( ít khi sử dụng bởi mục tiêu thấp).
+ Mục tiêu N là tương đối: Kí hiệu D1
+ Mục tiêu V là cao:
Kí hiệu D2
+ Mục tiêu E là cao nhất: Kí hiệu D3
HÃY NHỚ RẰNG : 1
mẹo nhỏ ở đây là để thuận tiện cho chúng ta khỏi cần xác định đoạn
AB dốc hay thoải? Độ hồi của C là bao nhiêu? Ta sẽ áp dụng luôn 4 công thức
trên để tính toán. Khi ta “ ngắm bắn” trúng mục tiêu nào rồi, nếu giá phá qua mục
tiêu đó thì rất có khả năng giá sẽ đi lên tiếp mục tiêu thứ 2, nếu phá mục tiêu
thứ 2 sẽ là mục tiêu 3. Ở đây tương đương với các mục tiêu từ thấp đến cao :
NT, N, V, E tương đương D0, D1, D2, D3. Nhưng thông thường khuyến khích nên sử
dụng công thức N và V là hiệu quả nhất.
Các bước
tính toán biên độ giá trị:
Bước 1: Xác định xu hướng
để xem nên áp dụng công thức nào cho đúng? Nếu Bull thì áp dụng công thức của
Bull – Nếu Bear thì áp dụng công thức dành cho Bear – Hãy nhớ, không được lẫn lộn
công thức.
Bước 2: Xác định các
điểm A, B, C. Sau đó kẻ 1 đường nằm ngang để xem các điểm đó có giá trị bao
nhiêu.
Bước 3: Áp dụng công
thức tính toán ( áp dụng tính toán luôn cả 4 công thức NT, N, V, E nếu như
không xác định được đoạn AB nghiêng bao nhiêu độ? đoạn BC hồi bao nhiêu phần
trăm?). Các giá trị tính được D0, D1, D2, D3 chính là biên độ giá sẽ hướng đến,
đồng thời cũng sẽ là mức hỗ trợ/kháng cự trong tương lai.
Ví dụ 3: Áp
dụng vào tính toán cho biều đồ vàng hàng ngày( 22/2/2018).
Nhìn vào biều đồ, ta sẽ
áp dụng công thức đo giá trị cho Bear – Xu hướng giảm. Trước tiên ta phải xác định
các điểm A, B, C như trên hình vẽ.
Với A = 1794,90
B = 1676.46
C = 1753.30
Bây giờ hãy tính :
D1 = N = C – ( A – B) =
1753.30 – ( 1794.90 – 1676.46) = 1634.86 ( trúng).
D2 = V = B – ( C – B) =
1676.46 – ( 1753.30 – 1676.46) = 1599.62 ( trúng)
D3 = E = B – ( A – B) =
1676.46 - ( 1794.90 – 1676.46) = 1558.02 ( trúng).
Tất cả các mục tiêu
trên chúng ta đều đã “ ngắm bắn” trúng. Hiện tại, ta thấy giá đã hồi lại tại mục
tiêu D3, tức mục tiêu cao nhất. Rất có thể nó sẽ quay lại mức D2 như trên hình
vẽ. Đồng thời, bằng mắt thường ta cũng thấy giá hiện tại đã ở khoảng cách rất
xa mây nên dự đoán nó sẽ bị mây hút trở về để retest thêm lần nữa. Điều này
cũng cố thêm cho việc “ ngắm bắn” mục tiêu là chuẩn xác. Sau đó, có thể vàng
sẽ giảm mạnh xuống khoảng mốc 1525 – 1530. Nếu đây là sự thật, rất có thể
đó là mốc quan trọng và dự đoán là đáy của vàng để sau đó hình thành nên 1 xu
hướng mới (xu hướng tăng trung hạn).