Trong phương pháp phân tích kỹ thuật ứng dụng vào thị trường tài chính, người ta đã quan sát và tổng hợp một số mô hình đảo chiều từ giá gi...
Trong phương pháp phân tích kỹ thuật ứng dụng vào thị trường tài chính, người ta đã quan sát và tổng hợp một số mô hình đảo chiều từ giá giảm sang giá tăng hay từ giá tăng sang giá giảm. Trong số các mô hình thì mô hình chiếc cốc và tay cầm là mô hình đảo chiều từ thị trường giảm giá sang thị trường tăng giá khá phổ biến.
Đúng như tên gọi của nó mô hình này nhìn hình dáng cũng giống như cái cốc có tay cầm.
1. Cấu tạo của mô hình chiếc cốc và tay cầm
Mô hình đảo chiều chiếc cốc và tay cầm được William J. O’Neil giới thiệu với cộng đồng đầu tư tài chính từ những năm 80 của thế kỷ trước. Mô hình này không xuất hiện thường xuyên, nhưng khi xuất hiện thì tính hiệu quả của nó rất cao.
Cấu tạo của nó bao gồm phần thân cốc và phần tay cầm (còn gọi là quai)
Lưu ý phần thân cốc thì phía bên trái và đáy cốc khối lượng giao dịch phải thấp hơn khối lượng phần thành bên phải cốc.
Phần tay cầm thì đáy tay cầm: khối lượng giao dịch càng ít càng tốt, Cho tới khi giá phá mô hình lên trên thì khối lượng giao dịch phải tăng đột biến. Ngày phá vỡ mô hình tất nhiên là một ngày tăng giá nhưng không phải là một cây nến một mình long chong chọc trời. Mà nó phải được đẩy đần từ tổ hợp những cây nến ngắn đi lên từ từ vững chãi.
Phần tay cầm không được giảm quá sâu so với phần thân cốc.
2. Giao dịch với mô hình chiếc cốc và tay cầm
Khi chúng ta phát hiện mô hình này chúng ta cần theo dõi cho tới khi giá phá vỡ mô hình lúc đó mới tham gia giao dịch
Như vậy với mô hình này thì chúng ta vào lệnh khi giá phá vỡ miêng cốc đi lên, có thể có khi giá test lại miệng cốc là cơ hội mua thứ hai. Những đối với một số đồng tiền điện tử mà thời gian tích lũy đủ lượng thì giá sẽ đi luôn chứ không test lại miệng cốc nữa.
Và khi đã vào lệnh thì việc cắt lỗ nếu giá đi sai xu hướng chúng ta đã phán đoán vẫn là điều cần thiết cho dù mô hình có chặt chẽ tới đâu, Ở trường hợp nay điểm dừng lỗ nằm ở dưới điểm thấp nhất của tay cầm.
Lợi nhuận của mô hình này thường đạt được x2 tính từ điểm phá vỡ mô hình. Có vài trường hợp lợi nhuận được tính bằng với khoảng từ đáy mô hình tới miêng cốc.
Chúc các bạn giao dịch thành công.