Buy stop trong forex là gì? Tại sao nên sử dụng lệnh buy stop và rủi ro khi sử dụng lệnh buy stop.
Ngoài lệnh Market Execution hay thực thi theo lệnh thị trường, nghĩa là lệnh sẽ được khớp ngay vào thời điểm giá thị trường đang chạy, thì trong giao dịch forex còn có một bộ tứ quyền lực khác bao gồm: Buy Limit, Sell Limit, Buy Stop và Sell Stop. Đây là 4 loại lệnh nằm trong phần “Pending Order” vô cùng hữu hiệu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải biết, nếu muốn kiếm tiền tại thị trường forex. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một cách chi tiết về lệnh Buy Stop.
1. Buy Stop là gì?
Trong lệnh giao dịch Forex ở dạng Pending Order có hai loại gọi là lệnh Limit (bao gồm Buy Limit và Sell Limit) và lệnh Stop (bao gồm Sell Stop và Buy Stop).
Nếu các lệnh Sell là loại lệnh sẽ ĐI NGƯỢC với hướng giá đang chạy thì các lệnh Stop là lệnh ĐI THUẬN theo xu hướng giá đang chạy.
Điều này có nghĩa là khi giá đang chạy theo 1 xu hướng, bạn tin rằng nếu chúng có thể phá 1 ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ nào đó, chúng sẽ tiếp tục khẳng định xu thế sẽ lên cao tiếp hoặc giảm tiếp.
2. Tại sao nên sử dụng Buy Stop?
Như vậy điều kiện tiên quyết để bạn đặt lệnh Buy Stop là phải chờ giá phá vỡ các ngưỡng kháng cự. Khi giá phá được các ngưỡng này mới có thể kỳ vọng tăng mạnh hay xác định 1 xu hướng. Và chính vì muốn giá phá vỡ được ngưỡng kháng cự thì bắt buộc giá sẽ phải tiến lên trên, cao hơn mức giá hiện tại. Nên chúng tôi đã nói rằng bạn phải đặt 1 lệnh chờ mua ở mức giá cao hơn giá hiện tại là vì vậy.
Thực tế, các lệnh “Stop” không phổ biến như các lệnh “Limit”. Tuy nhiên bạn buộc phải sử dụng nó trong 2 trường hợp sau:
- Giao dịch vào thời điểm tin ra: lúc này bạn mà đặt Buy Limit (trong trường hợp bạn nghĩ giá sẽ lên chẳng hạn) là vô tác dụng, vì giá ở thời kỳ biến động mạnh sẽ thường chạy nhanh nên sẽ bị giãn do spread, vì thế khi đặt lệnh Limit tại thời điểm này bạn sẽ được khớp ở 1 mức giá cực cao, không đúng với giá bạn đặt. Nếu bạn có hỏi support thì họ cũng chỉ trả lời rằng, đó là do giãn spread. Vì thị trường biến động nên để khớp lệnh họ sẽ chỉ tìm cho bạn 1 cái giá tốt nhất mà thôi. Vì thế để tránh điều này xảy ra, khi trade vào lúc tin ra, như bản tin Non- farm chẳng hạn bạn phải dùng lệnh “Stop” thay vì lệnh “Limit” nhé.
- Giao dịch khi giá đã phá ngưỡng kháng cự: các ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ đều là các điểm nhạy cảm, thực tế cho thấy khi giá phá được các ngưỡng quan trọng thì thị trường gần như được “thông” có thể tăng cực mạnh hoặc giảm cực mạnh. Chính vì thế, khi bạn phân tích nhưng lại không thể theo dõi liên tục, thì thay vì ngồi chờ phá vỡ các ngưỡng này, bạn có thể đặt 1 lệnh Buy Stop trước, giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội giao dịch.
3. Rủi ro khi sử dụng lệnh Buy Stop
Đã là giao dịch thì luôn có rủi ro, lệnh Buy Stop cũng vậy! Rất nhiều trường hợp giá phá vỡ ngưỡng kháng cự nhưng không làm chủ được xu thế giá quay đầu giảm. Chính vì thế, khi bạn đặt lệnh Buy Stop bạn đã phải mua giá cao hơn giá thị trường và khi giá quay trở lại xu hướng cũ đồng nghĩa bạn đang phải chịu cảnh “ đu đỉnh” thua lỗ nhiều hơn.